Viêm khớp gối là dạng viêm khớp phổ biến nhất, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Nó xảy ra khi sụn bảo vệ đệm các đầu xương của bạn bị mòn theo thời gian. Các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát, bằng cách duy trì hoạt động, duy trì cân nặng khỏe mạnh và một số phương pháp điều trị khác có thể làm chậm tiến triển của bệnh, giúp giảm đau và tăng cường chức năng khớp.
Mục lục
Tổng quan về chữa viêm khớp gối
Chữa viêm khớp khối phụ thuộc vào giai đoạn và tình trạng tiến triển của bệnh.

Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà sẽ có phương hướng điều trị khác nhau (Ảnh minh họa)
Giai đoạn 1
Các triệu chứng thường ở mức độ nhẹ. Hướng điều trị thường là:
- Sử dụng các loại thuốc không kê đơn và Acetaminophen (Paracetamol) để giảm đau
- Thực hiện các bài tập để tăng cường chức năng khớp gối
- Khuyến nghị dùng một số chất bổ sung như glucossamine, chondroitin
Giai đoạn 2
Phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Uống thuốc giảm đau
- Tham dự các buổi vật lý trị liệu để xây dựng hoặc duy trì sức mạnh và sự linh hoạt của khớp gối
- Đeo nẹp đầu gối để giảm áp lực lên bề mặt khớp
- Mang giày chèn để giảm căng thẳng lên đầu gối
Ở giai đoạn này, những người bị viêm khớp gối có thể cần thay đổi các hoạt động hàng ngày để tránh đau.
Giai đoạn 3

Các buổi vật lý trị liệu giúp xây dựng hoặc duy trì sức mạnh và sự linh hoạt của khớp gối (Ảnh minh họa)
Phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn
- Dùng thuốc giảm đau theo toa, bao gồm oxycodone hoặc codein
- Tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic
Giai đoạn 4
Ở giai đoạn này, sụn đã giảm đáng kể hoặc biến mất hoàn toàn. Người bệnh cần phẫu thuật để thay thế hoặc sắp xếp lại khớp.
Các cách chữa viêm khớp gối
Mục tiêu chính của chữa viêm xương đầu gối là giảm đau và giúp bệnh nhân có thể vận động trở lại. Kế hoạch điều trị thường sẽ bao gồm một sự kết hợp của những điều sau đây:

Uống thuốc là bước đầu để chữa viêm khớp gối (Ảnh minh họa)
- Điều trị bằng thuốc
- Thay đổi lối sống, hành vi
- Thực hiện các bài tập tăng cường
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ (đeo nẹp đầu gối, mang giày chèn, vv)
- Vật lý trị liệu
- Phẫu thuật
- Hỗ trợ điều trị
Điều trị bằng thuốc Tây
Theo Tây Y, thuốc chống thấp khớp hoặc thuốc giảm đau có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp gối. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
- Acetaminophen (Paracetamol). Acetaminophen giúp giảm đau khớp ở trường hợp nhẹ đến trung bình. Dùng nhiều hơn liều khuyến cáo của acetaminophen có thể gây tổn thương gan.

Acetaminophen thường được dùng để giảm đau trong chữa viêm khớp gối
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Một số nhóm thường được dùng để giảm đau do viêm khớp gối là: ibuprofen (Advil, Motrin IB, vv) và naproxen natri (Aleve,…). NSAID có thể gây khó chịu cho dạ dày, gây ra các vấn đề về tim mạch, chảy máu, tổn thương gan và thận. NSAID dạng gel bôi lên da trên khớp ít tác dụng phụ hơn và cũng có thể giảm đau.
- Duloxetine. Duloxetine được bán dưới tên thương hiệu là Cymbalta và các thương hiệu khác. Thông thường thuốc này được sử dụng để điều trị rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên Duloxetine cũng được phê duyệt để điều trị đau mãn tính, bao gồm đau xương khớp.
- Thuốc chống thấp khớp (DMARDs). Thuốc làm chậm hoặc ngừng viêm nhưng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
Khi các cơn đau cấp tính phát triển nặng hơn sẽ cần dùng đến corticosteroid. Tuy nhiên, các tác dụng phụ của thuốc trong nhóm glucocorticoid này rất nguy hiểm. Một số biến chứng viêm khớp gối có thể xảy ra do tác dụng phụ của thuốc như:

Thuốc chữa viêm khớp gối có thể gây ra một số tác dụng phụ (Ảnh minh họa)
- Loét dạ dày
- Bệnh hành tá tràng
- Phù
- Huyết áp tăng cao do giữ natri, nước
- Rối loạn phân bố mỡ
- Tăng thải canxi qua thận
- Làm giảm tái hấp thu canxi ở ruột (vì đối kháng với vitamin D) dẫn đến làm giảm canxi máu.
- Làm xương thưa, khiến xương xốp và dễ gãy
- Gây loãng xương ở người già
Thay đổi lối sống, hành vi
Kiểm soát cân nặng
Nếu bạn đang thừa cân, cân nặng sẽ gây áp lực lớn lên các khớp của bạn, đặc biệt là khớp đầu gối. Theo tổ chức viêm khớp, khi bạn đi bộ, chạy hoặc lên xuống cầu thang, lực tác động lên đầu gối có thể lớn gấp 2, gấp 3 trọng lượng có thể bạn, áp lực tăng này làm cho sụn giữa các khớp bị phá vỡ nhanh hơn, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, bạn cần tìm cách kiểm soát cân nặng của mình ở một mức hợp lý. Chỉ cần giảm một trọng lượng nhỏ cũng có thể giúp giảm đau đáng kể.

Cân nặng hợp lý giúp giảm áp lực lên đầu gối (Ảnh minh họa)
Để giảm cân, bạn nên tuân thủ theo chế độ ăn uống cân bằng, kiểm soát calo in – calo out (calo vào – calo ra), kết hợp với tập thể dục thể thao đều đặn (bơi lội là một bài tập tuyệt vời cho những người bị viêm khớp muốn giảm cân, vì nó không gây bất kì áp lực nào lên khớp gối).
Giảm áp lực lên khớp gối
Cùng với việc giảm cân, bạn cũng nên thay đổi một số hành vi khác để giảm áp lực lên khớp gối. Chẳng hạn như:
- Tắm ngồi thay vì tắm đứng
- Hạn chế mang vác các vật nặng
- Hạn chế ngồi xổm
Nếu bạn gặp rắc rối với các hoạt động hàng ngày, trị liệu vật lý hoặc trị liệu nghề nghiệp có thể giúp đỡ bạn. Các nhà trị liệu vật lý sẽ chỉ cho bạn cách để tăng cường cơ bắp và tăng tính linh hoạt trong khớp của bạn. Chuyên gia trị liệu nghề nghiệp sẽ dạy bạn cách thực hiện các hoạt động hàng ngày, như làm việc nhà, các công việc cá nhân với ít đau đớn hơn.
Học cách massage

Massage đầu gối là một trong những phương pháp hỗ trợ chữa trị viêm khớp gối hiệu quả (Ảnh minh họa)
Theo Tổ chức viêm khớp, thường xuyên xoa bóp các cơ và khớp với áp lực vừa phải có thể giúp làm dịu cơn đau do viêm khớp gây ra. Các chuyên gia cho rằng, xoa bóp làm giảm sản xuất hormone căng thẳng cortisol và chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến đau nhức. Ngoài ra, massage cũng giúp cải thiện tâm trạng bằng cách tăng mức serotonin.
Sử dụng phương pháp nóng lạnh
Điều trị nóng và lạnh là hai phương pháp khác nhau nhưng đều hiệu quả để giảm đau trong viêm khớp gối. Liệu pháp nóng giúp tăng cường lưu thông và có thể làm dịu các khớp cứng, đau cơ; còn liệu pháp lạnh giúp hạn chế các mạch máu, làm chậm lưu thông, giảm sưng đau và tê liệt.
Bạn có thể thử hai phương pháp xen kẽ, nhưng cần chú ý theo dõi da cẩn thận để biết không làm da bị tổn thương do quá nóng hay quá lạnh.
Điều trị nóng:
- Tắm bằng nước ấm, đặc biệt là vào buổi sáng giúp giảm cứng khớp
- Sử dụng túi sưởi vào ban đêm giúp cho các khớp thư giãn
Điều trị lạnh:
- Khi bị đau khớp, bạn có thể lấy đá bọc vào khăn và áp vào các khớp đau để giảm đau nhanh chóng.

Liệu pháp nóng – lạnh mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau do viêm khớp gối (Ảnh minh họa)
Đối phó với tâm trạng chán nản và khó ngủ
Bạn có thể thấy rằng viêm xương khớp đầu gối khiến bạn cảm thấy chán nản hoặc lo lắng. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn cảm thấy thấp vì họ có thể đề nghị các liệu pháp tâm lý để giúp bạn, chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) và các kỹ thuật giảm căng thẳng.
Nếu giấc ngủ của bạn bị xáo trộn vì viêm xương khớp đầu gối, điều này có thể làm cho cơn đau của bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Tuy nhiên, có những điều bạn có thể làm cho chính mình có thể giúp ích, chẳng hạn như:
- Giữ một cuốn nhật ký giấc ngủ để giải quyết nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến giấc ngủ của bạn
- Ngủ thường xuyên để cơ thể trở thành thói quen
- Tránh điện thoại và các màn hình khác trong phòng ngủ để giúp bạn thư giãn trước khi đi ngủ.
Nếu bạn vẫn gặp vấn đề, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu nghề nghiệp , người có thể cho bạn những lời khuyên và kỹ thuật khác để thử, được gọi là vệ sinh giấc ngủ .
Thực hiện các bài tập
Việc tập thể dục giúp tăng cường cơ bắp xung quanh đầu gối của bạn, cải thiện tư thế và giúp bạn giảm cân – tất cả những điều này đều làm giảm các triệu chứng và tình trạng đau do viêm khớp gây ra.
Tuy nhiên bạn cần biết lắng nghe cơ thể mình để tìm ra cách tập phù hợp, bởi hầu hết những người bị viêm khớp gối cho biết hoạt động quá nhiều làm tăng cơn đau của họ trong khi quá ít lại làm cho khớp của họ cứng lên.

Việc tập luyện giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh đầu gối của bạn, đồng thời giúp tăng cường và ổn định khớp đầu gối (Ảnh minh họa)
Có nhiều loại bài tập đã được chứng minh là giúp chữa viêm khớp đầu gối hiệu quả:
- Bài tập vận động. Đây là các bài tập giúp cho cơ khớp của bạn linh hoạt hơn (chẳng hạn như bơi lội, đạp xe, đi bộ, vv)
- Các bài tập tăng cường. Loại bài tập này rất quan trọng để cải thiện sức mạnh của các cơ kiểm soát đầu gối, giúp ổn định và bảo vệ khớp. Nó cũng được chứng minh là có thể giảm đau.
Bạn có thể tham khảo hướng dẫn các bài tập ở phần dưới bằng cách BẤM VÀO ĐÂY
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng trong chữa viêm khớp gối. Các lựa chọn phẫu thuật gồm có:
- Nội soi khớp
- Cắt bỏ xương
- Phẫu thuật thay thế khớp

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng để chữa viêm khớp gối (Ảnh minh họa)
Cụ thể như sau:
- Nội soi khớp. Thông qua một vết mổ nhỏ, các bác sĩ sẽ máy soi khớp để nhìn vào không gian khớp, sau đó loại bỏ các sụn bị hư hỏng hoặc lỏng lẻo, làm sạch bề mặt xương và sửa chữa lại các mô khác nếu những tổn thương đó được phát hiện. Nội soi khớp thường được áp dụng trên những bệnh nhân trẻ tuổi (55 tuổi trở xuống) để trì hoãn phẫu thuật nghiêm trọng hơn.
- Cắt bỏ xương. Nếu tình trạng tổn thương một bên đầu gối của bạn nhiều hơn bên kia, thủ tục phẫu thuật cắt xương có thể được thực hiện. Đây là thủ thuật nhằm mục đích giúp cho sự liên kết đầu gối tốt hơn bằng cách thay đổi hình dạng của xương. Bác sĩ phẫu thuật ẵ cắt ngang xương ở trên hoặc dưới đầu gối, sau đó cắt bỏ hoặc thêm một nêm xương. Điều này làm giảm trọng lượng cơ thể của bạn ra khỏi phần bị mòn của đầu gối.
- Phẫu thuật thay thế khớp. Là một thủ thuật trong đó khớp được thay thế bằng các bộ phận nhân tạo làm từ kim loại hoặc nhựa. Việc thay thế có thể ở một bên đầu gối hoặc toàn bộ đầu gối. Phẫu thuật này thường dành cho những người trên 50 tuổi bị viêm khớp gối nặng. Phẫu thuật có thể cần phải được làm lại sau một vài năm nếu khớp bị mòn đi, nhưng với những tiến bộ của y học hiện đại, hầu hết các khớp nhân tạo sẽ có tuổi thọ khoảng 20 năm. Phẫu thuật có rủi ro, nhưng kết quả nhìn chung là rất tốt.
Hỗ trợ điều trị
Ngoài việc sử dụng thuốc cũng như tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Bệnh nhân viêm khớp gối cũng có thể sử dụng thêm một sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
Hiện nay, bộ sản phẩm Inflapain là dòng sản phẩm được nhiều bác sĩ đầu ngành tư vấn khuyên dùng. Đây là bộ sản phẩm gồm Inflapain viên nang mềm và Inflapain gel bôi chứa đầy đủ các hoạt chất curcumin, gừng, glucosamine, chondroitin, giúp chăm sóc sụn khớp một cách toàn diện. Cụ thể:
- Nano Curcumin NDN + Nano Ginger NDN: chống viêm, giảm sưng đau, chống oxy hóa
- Nano (Glucosamin + Chondroitin) NDN: chống thoái hóa sụn khớp, tăng cường tiết hoạt dịch, bôi trơn ổ khớp, hỗ trợ giảm đau.

Vietlife Inflapain – Bộ sản phẩm trong uống ngoài bôi sử dụng công nghệ nano giúp hỗ trợ trong điều trị viêm khớp gối
4 ưu điểm vượt trội của Inflapain so với các sản phẩm khác trên thị trường là:
- Tác dụng toàn diện cho khớp: chống viêm, hỗ trợ giảm đau, giảm thoái hóa và phục hồi tổn thương.
- Là sản phẩm đầu tiên trên thị trường ứng dụng Công nghệ nano từ GS.TS. Nguyễn Đức Nghĩa (Nguyên Phó viện trưởng Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Sản phẩm với hạt Nano thế hệ thứ 3 siêu hấp thu vào tận ổ viêm. (đây là công nghệ nano dược liệu lần đầu tiên và duy nhất trên thế giới hiện nay do các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đứng đầu là GS. Nguyễn Đức Nghĩa nghiên cứu và áp dụng thành công).
- Giảm tác dụng phụ trên gan của Glucosamin nhờ sử dụng liều thấp vẫn đạt hiệu quả.
- An toàn, có thể sử dụng lâu dài.
Để tìm hiểu thêm về bộ sản phẩm Inflapain, mời bạn tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY
Tổng kết
Viêm khớp gối là một tình trạng tiến triển gây đau và cứng khớp. Nếu không điều trị, viêm khớp gối có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho khớp. Các biện pháp chữa viêm khớp gối luôn có sẵn, bạn cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và đưa phác đồ điều trị phù hợp, kịp thời.
Các biện pháp chữa viêm khớp gối cần kết hợp giữa khắc phục tại nhà và sử dụng thuốc. Nếu muốn sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung, hỗ trợ điều trị, cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh tương tác với thuốc điều trị.
Hướng dẫn các bài tập kéo dài và tăng cường khớp gối
Phần này chứa một số bài tập đơn giản được thiết kế để kéo dài, tăng cường và ổn định khớp đầu gối của bạn.
Về tần suất tập luyện:
- Các bài tập kéo dài nên được thực hiện hàng ngày
- Các bài tập tăng cường nên được thực hiện 2-3 lần/tuần
- Các bài tập aerobic nên được thực hiện từ 2-5 lần/tuần
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về việc tập thể dục hoặc nếu bạn không chắc chắn cách thực hiện một bài tập nào đó, hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu trước khi bạn bắt đầu.
Bài tập kéo dài
Tư thế nâng cao chân
Ngồi trên ghế, duỗi thẳng một chân của bạn, giữ nguyên tư thế và đếm từ 1 đến 10, sau đó hạ chân xuống, thực hiện tương tự với chân còn lại. Lặp lại 10 lần với mỗi chân. Hãy tập thói quen thực hiện bài tập này mỗi khi bạn ngồi xuống
Kéo dài chân
Ngồi trên sàn với tư thế thoải mái, duỗi hai chân trước mặt. Sau đó từ từ kéo đầu gối về phía ngực bằng cách trượt chân dọc sàn, cho đến khi bạn cảm thấy có một sự kéo nhẹ thì giữ tư thế trong 5 giây. Sau đó duỗi thẳng chân hết mức có thể và giữ tư thế đó trong 5 giây. Thực hiện tương tự với chân còn lại. Lặp lại 10 lần với mỗi chân.
Nếu bạn không thể xuống sàn, hãy ngồi trên ghế sofa và sử dụng một tấm ván hoặc khay trà làm bề mặt để trượt chân dọc theo.
Bài tập tăng cường
Các bài tập sau đây có thể khá khó để thực hiện, nhưng hãy cố gắng thực hiện chúng 2-3 lần một tuần.
Nâng cao chân (nằm)
Nằm xuống sàn hoặc giường và co một chân lên. Giữ chân kia thẳng và nhấc chân ra khỏi mặt phẳng của giường/sàn. Đếm chậm đến 5 rồi từ từ hạ chân xuống. Thực hiện tương tự với chân còn lại. Tập bài tập này cho đến khi bạn không thể làm được nữa, nghỉ ngơi trong 1 phút, sau đó tập thêm 3 lần nữa.
Căng cơ
Nằm xuống với một chiếc khăn cuộn dưới mắt cá chân của bạn, chân còn lại co lên. Sử dụng các cơ bắp của chân thẳng đẩy mạnh đầu gối về phía giường hoặc sàn nhà. Đếm đến 5 rồi thả lỏng và đổi chân. Lặp lại ít nhất 5 lần ở mỗi chân.
Bài tập này giúp ngăn ngừa đầu gối của bạn bị cong vĩnh viễn.
Bước lên
Bước lên bậc dưới cùng của cầu thang bằng chân phải của bạn. Đưa chân trái lên, sau đó bước xuống bằng chân phải, tiếp theo là chân trái. Nếu cảm thấy cần thiết, bạn có thể bám vào thanh vịn cầu thang. Lặp lại động tác trên cho đến khi bạn không thể làm được nữa. Nghỉ ngơi trong một phút sau đó lặp lại bài tập thêm 2 lần.
Squats đầu gối
Hai tay giữ ghế hoặc một bám vào một chỗ chắc chắn. Sau đó ngồi xổm xuống cho đến khi xương bánh chè ở đầu gối chạm vào ngón cái thì trở lại tư thế đứng bình thường.
Lặp lại cho đến khi bạn không thể làm được nữa, nghỉ ngơi trong 1 phút, sau đó lặp lại hai lần nữa.
Chân chéo
Ngồi trên cạnh bàn, ghế hoặc giường và bắt chéo hai mắt cá chân của bạn. Đẩy chân trước ra sau và chân sau hướng về phía trước cho đến khi cảm nhận được sức căng của cơ đùi. Gi ữ tư thế càng lâu càng tốt, sau đó nghỉ ngơi và tập thêm hai lần nữa. (Hãy nhớ đổi vị trí hai chân).
Ngồi / đứng
Ngồi trên ghế. Không dùng tay để hỗ trợ, đứng lên từ từ sau đó ngồi xuống. Lặp lại cho đến khi bạn không thể làm được nữa. Nghỉ ngơi trong 1 phút sau đó lặp lại 2 lần nữa.
Có Thể Bạn Quan Tâm: viêm xương khớp là gì, bệnh viêm xương khớp là gì, thoái hóa khớp gối, viêm xương khớp dạng thấp, bị thoái hóa khớp gối có nên tập yoga, thoái hóa khớp gối uống thuốc gì