Viêm khớp là bện h lý xương khớp phổ biến nhất hiện nay và ngày càng gia tăng ở nhiều nước đang phát triển. Viêm khớp làm thay đổi cấu trúc khớp, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của các khớp, gây đa u nhứ c khó chịu và khiến người bệnh gặp nhiều cản trở trong sinh hoạt hàng ngày. Làm thế nào để có phương pháp đúng? Hãy xem đầy đủ thông tin được cung cấp trong bài viết dưới đây:
1. Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là tình trạng sưng viêm, đau, nóng đỏ, tại một hoặc nhiều vị trí khớp trên cơ thể. Trong đó viêm khớp có hai thể thường gặp đó là Viêm xương khớp (Osteoarthritis – OA) và Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis – RA).
1.1. Viêm xương khớp
Viêm xương khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất, ngày nay được gọi là thoái hóa khớp. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới khớp và sụn – mô là các phần bao bọc các đầu xương để ngăn cản sự ma sát, đảm bảo cho xương khớp hoạt động linh hoạt. Khi mắc viêm xương khớp, sụn bị bào mòn nên xương khớp cọ xát với nhau và gây đau đớn, cứng khớp cùng nhiều triệu chứng khác.
Viêm xương khớp chủ yếu là ở khớp đầu gối, hông, cột sống, và xuất hiện với tỉ lệ nhỏ hơn ở các khớp còn lại (khớp vai, bàn tay, ngón tay). Thường gặp ở người trên 40 tuổi nhưng hiện nay viêm xương khớp cũng có thể gặp ở người trẻ, đặc biệt là sau chấn thương tại khớp.
1.2. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn xảy ra do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Lúc này hệ miễn dịch đột ngột tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh của cơ thể. Gây sưng, đau, viêm ở tại nhiều vị trí trên cơ thể.
Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp xuất hiện ở các khớp đối xứng trong cơ thể, chẳng hạn cả hai tay, chân hoặc đầu gối đều bị ảnh hưởng. Đây là điểm phân biệt viêm khớp dạng thấp với các loại viêm khớp khác. Nếu viêm khớp xảy đồng thời ở nhiều khớp cùng lúc (từ 4 đến 5 khớp) thì đây là viêm đa khớp dạng thấp.
Ở thời kỳ khởi phát, xuất hiện các triệu chứng đau, sưng ở cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, hông và vai. Đặc biệt, phụ nữ là nhóm đối tượng dễ mắc viêm khớp, đặc là ở độ tuổi ngoài 40.
2. Nguyên nhân gây viêm khớp
Viêm khớp có nhiều thể khác nhau, mỗi thể sẽ có nguyên nhân riêng trong đó có thể chia thành hai nhóm chính:
- Nguyên nhân tại khớp: Viêm sụn, thoái hóa khớp, sụn khớp bị bào mòn, nhiễm khuẩn tại khớp, chấn thương tại khớp
- Nguyên nhân ngoài khớp: Rối loạn chuyển hóa, bất thường trong hệ thống miễn dịch gây tổn thương tại khớp, di truyền.
Ngoài ra, nguyên nhân viêm khớp và nhiều bệnh xương khớp khác đều do thói quen sinh hoạt không điều độ dẫn đến béo phì, hút thuốc lá và ăn uống thiếu canxi thừa purine (hải sản, thịt đỏ).
3. Triệu chứng điển hình của viêm khớp
Dấu hiệu của viêm khớp tùy thuộc vào vị trí và dạng viêm khớp, có một số triệu chứng viêm xương khớp điển hình mà người bệnh cần chú ý:
3.1. Triệu chứng cơ năng
- Đau, sưng khớp ở các khớp nhỏ và nhỡ.Thường đau sưng liên tục cả ngày, càng tăng nặng về đêm và gần sáng, nghỉ ngơi không đỡ đau.
- Cứng khớp vào buổi sáng kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ
- Mệt mỏi, suy nhược toàn thân do viêm khớp kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
- Có thể sốt nhẹ trong đợt tiến triển bệnh
3.2. Triệu chứng tại khớp
- Sưng, đau, nóng tại khớp bị viêm, thỉnh thoảng bị tấy đỏ. Nguyên nhân gây sưng có thể là do sưng phần mềm hoặc tràn dịch khớp. Người bệnh thường bị viêm khớp nhỏ, có tính chất đối xứng, kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Các khớp bị viêm thường gặp: cổ tay, bàn ngón tay, ngón gần, khuỷu, vai, háng, gối, cổ chân, khớp nhỏ bàn chân.
- Viêm khớp không được điều trị sớm sẽ phá hủy khớp, dây chằng từ đó gây bán trật khớp, tàn phế
- Biến dạng viêm khớp thường gặp gồm gió thổi, cổ tay hình lưng lạc đà, ngón tay người thợ thùa khuyết, ngón tay hình cổ cò, hội chứng đường hầm cổ tay…
3.3. Triệu chứng ngoài khớp
Không chỉ đau nhức xương khớp, viêm khớp còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể bao gồm:
- Hạt thấp dưới da: Tình trạng hiếm gặp thường xuất hiện dưới da ở vùng tỳ đè như khuỷu, cạnh ngón tay chân, gân Achilles. Đặc điểm những hạt này là chắc, gắn dính với màng xương hoặc gân nên ít di động, kích thước từ vài mm đến 2cm, xuất hiện theo cụm.
- Tổn thương mắt: Bệnh nhân bị viêm khô kết mạc. Có thể viêm củng mạc và nhuyễn củng mạc thủng khi bệnh tiến triển nặng.
- Tổn thương phổi: Xuất hiện các nốt ở nhu mô, xơ phổi kẽ, viêm phế quản hoặc tắc nghẽn đường hô hấp. Trường hợp hiếm gặp có thể bị viêm màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi.
- Tổn thương tim mạch: Viêm màng tim, viêm cơ tim, loạn nhịp tim
- Tổn thương thần kinh ngoại biên và trung ương hiếm gặp
4. Đối tượng có nguy cơ mắc viêm khớp
- Tuổi tác: Mặc dù viêm khớp có thể gặp ở bất kỳ ai, ngay cả trẻ em tuy nhiên tỷ lệ người lớn tuổi mắc bệnh viêm khớp do rối loạn chuyển hóa và tích tụ tổn thương kéo dài
- Giới tính: Nữ giới chịu nhiều tác động của viêm khớp hơn so với nam giới
- Nghề nghiệp: Người phải lao động nặng, ngồi lâu trong một thời gian dài, vận động sai tư thế có tỷ lệ mắc viêm khớp cao hơn
- Chấn thương: Những chấn thương tại khớp để lại hậu quả lâu dài gây ra những đợt viêm cấp tính hoặc đẩy nhanh quá trình viêm khớp đã tồn tại từ trước
- Thừa cân: Cân nặng gây áp lực lớn tới các khớp khiến cho quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn
- Các bệnh liên quan tới hệ thống miễn dịch và rối loạn di truyền cũng làm tăng nguy cơ viêm khớp
5. Phương pháp chẩn đoán viêm khớp
Chẩn đoán để có biện pháp phòng ngừa và chữa trị sớm là cách tốt nhất để viêm khớp không biến chuyển nặng:
- Các triệu chứng lâm sàng: Bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân để biết họ đang có những dấu hiệu gì
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm các yếu tố viêm (tốc độ máu lắng, CRP, bạch cầu,…) xét nghiệm miễn dịch (yếu tố thấp RF, anti CCP)
- Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm khớp, chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI, xạ hình xương
6. Cách phòng bệnh viêm khớp
Mặc dù viêm khớp có thể xảy ra với bất cứ ai nhưng nếu thực hành các biện pháp phòng ngừa từ sớm giúp giảm nguy cơ và kiểm soát bệnh tốt hơn. Việc duy trì lối sống lành đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh duy trì cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái:
- Lựa chọn các môn thể thao phù hợp với thể chất
- Duy trì cân nặng trong giới hạn cho phép
- Đảm bảo an toàn trong lao động, sinh hoạt để không gây chấn thương xương khớp
- Ngồi, đứng, đi lại đúng tư thế
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị các rối loạn chuyển hóa của cơ thể
7. Điều trị bệnh viêm khớp
Viêm khớp là bệnh lý mạn tính nên việc điều trị dứt điểm là rất khó. Mục tiêu chung của quá trình điều trị là giảm đau, hỗ trợ khớp hoạt động bình thường, hạn chế bệnh tái phát và ngăn ngừa biến dạng khớp. Các phương pháp điều trị viêm khớp bao gồm:
7.1. Điều trị nội khoa
Được áp dụng cho hầu hết các trường hợp bị viêm khớp, việc điều trị nội khoa sẽ có chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân uống thuốc theo đơn hoặc phẫu thuật dựa trên tình trạng sức khỏe. Các loại thuốc được dùng tùy theo từng loại viêm khớp, bao gồm thuốc giảm đau chống viêm và thuốc đặc hiệu cho từng nguyên nhân.
Có thể kết hợp với một số phương pháp vật lý trị liệu để làm giảm các triệu chứng của bệnh như liệu pháp nhiệt, sử dụng tia hồng ngoại, kỹ thuật tay như massage, di động mô mềm hoặc di động khớp. Các biện pháp này phải được thực hiện bởi bác sĩ hoặc kỹ thuật viên có chuyên môn.
7.2. Điều trị ngoại khoa
Đối với những trường hợp viêm khớp nặng sẽ được chỉ định điều trị ngoại khoa gồm các biện pháp:
- Nội soi rửa khớp được chỉ định cho các trường hợp khớp bị viêm, tràn dịch kéo dài, đặc biệt là khớp gối
- Chỉnh hình, thay khớp nhân tạo cho khớp háng và khớp gối
- Phẫu thuật chỉnh hình đối với các gân, cơ, khớp nhỏ ở bàn tay
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu
7.3. Sử dụng sản phẩm Inflapain – Giảm đau, Chống viêm, Tái tạo sụn khớp, Bảo vệ dạ dày
INFLAPAIN là bộ đôi trong uống, ngoài bôi AN TOÀN & HIỆU QUẢ chuyên biệt cho bệnh nhân Viêm khớp, thoái khoá khớp, thoái khoá cột sống. Đầu tiên và duy nhất có phức hợp Nano Glucosamin – Chondroitin, cùng bộ đôi Nano Curcumin, Gingerol chuyển giao từ Viện Y Dược Nano. Giúp giảm đau, Chống viêm, Tái tạo sụn khớp, Bảo vệ dạ dày…..INFLAPAIN tạo ra cơ chế chuyên biệt, đánh “trúng đích” vào cơ chế bệnh sinh:
• Thứ nhất, 573 Nghiên cứu chứng minh công dụng bôi trơn, tái tạo sụn khớp của bộ đôi Glucosamin – Chondroitin trên Pubmed
– Glucosamine có tác dụng kích thích tổng hợp proteoglycan, cấu trúc cơ bản của sụn, ức chế các enzyme phá hủy sụn khớp như collagenase, phospholinase A2…,giảm các gốc tự do superoxide phá hủy các tế bào sinh sụn, kích thích sản sinh mô liên kết của xương, làm tăng sản sinh chất nhầy ở dịch khớp.
– Chondroitin chiếm tỷ lệ cao trong chất cơ bản của mô sụn và xương, đồng thời có tác dụng ức chế enzyme elastase (chất trung gian gây thoái hóa sụn)
– Tác dụng chống viêm: 3.728 nghiên cứu của Curcumin (giảm các cytokine gây viêm, sự phóng thích và thể hiện của TNF-α), 165 nghiên cứu của Gingerol
– Giảm đau: 31 nghiên cứu của Curcumin (Curcumin ức chế hoạt động của enzyme COX-2 và ngăn chặn tổn thương tế bào từ các gốc tự do), 3 nghiên cứu của Gingerol
• Công nghệ Nano Solid – Lipid NDN siêu hấp thu, tính hướng đích, tăng hiệu quả giảm đau, chống viêm, tái tạo sụn khớp của các dược chất Cấu trúc phân tử nhỏ, dưới 50nm, khuyếch tán trong nước, hấp thu nhanh vào máu, dễ dàng xuyên qua màng hoạt dịch, xâm nhập vào các tổ chức sụn, khớp, giúp chống viêm, giảm nhanh các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau, tái tạo, bôi trơn ổ khớp
• Kết quả nghiên cứu lâm sàng Gel bôi Inflapain, cỡ mẫu 71 bệnh nhân – Cải thiện điểm đau theo VAS, điểm chức năng hoạt động liên quan đến khớp khuỷu PRTEE, tầm vận động khớp, triệu chứng lâm sàng, hình ảnh siêu âm. Cải thiện có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
– Số BN ấn tại chỗ không đau tăng lên ở nhóm nghiên cứu là 25,82 % và ở nhóm Voltaren là 16,12 %
– Nhóm NC BN hài lòng hơn chiếm tỷ lệ 38,7 % so với ở nhóm dùng Voltaren tỷ lệ là 25,8% Như vậy, tổ hợp dưỡng chất trong Inflapain vừa có công dụng kiểm soát tiến trình viêm vừa tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, nhờ đó giúp phục hồi tổn thương và bảo vệ khớp hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, Inflapain là sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh viêm khớp đầu tiên trên thị trường hướng đến cơ chế bệnh sinh. Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về sản phẩm qua hotline được chuyên viên y khoa tư vấn miễn phí nhé!
Khi kết hợp bộ đôi sản phẩm trong uống ngoài bôi Vietlife Inflapain sẽ không còn vật lộn với những cơn đau nhức xương khớp, sưng tấy khó chịu. Hãy liên hệ ngay với các chuyên gia Vietlife Nano theo Hotline: 0914 307 022 để được hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng.
7.4. Chế độ sinh hoạt hợp lý
Bên cạnh nhiều cách điều trị viêm khớp, việc xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý cũng rất quan trọng để đảm bảo bệnh nhân viêm khớp luôn khỏe mạnh. Tập luyện thể thao và chế độ dinh dưỡng là hai vấn đề được quan tâm:
- Mỗi ngày dành ra 30 phút để tập luyện nhẹ nhàng sẽ giúp cho xương khớp dẻo dai hơn. Bơi lội là môn thể thao phù hợp cho bệnh nhân xương khớp vì nó giảm áp lực lên các vùng đang bị tổn thương. Tuy nhiên nên đảm bảo chế độ luyện tập vừa phải, tuyệt đối không được vận động quá sức.
- Chế độ ăn điển hình cho người bệnh viêm khớp là giảm lượng tinh bột, đặc biệt là đối với những người thừa cân béo phì. Tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm chứa chất oxy hóa để giảm viên. Duy trì chế độ ăn đủ chất để giảm tiến triển nặng của bệnh viêm khớp.
Hi vọng rằng, bài viết trên đây đã giúp bạn biết được nhiều thông tin cần thiết về viêm khớp. Hãy chú ý bảo vệ sức khỏe xương khớp bằng chế độ sinh hoạt hợp lý, cùng với Bộ đôi viên uống – gel bôi VIETLIFE INFLAPAIN đồng hành sẽ giảm thiểu tối đa tỉ lệ mắc viêm khớp, hạn chế tái phát, vận động dễ dàng và tận hưởng cuộc sống. Mọi thông tin cần được tư vấn xin liên hệ để các chuyên gia y tế hỗ trợ bạn nhanh nhất!