GIẢM CĂNG CƠ SAU KHI CHƠI THỂ THAO

Một trong những chấn thương hàng đầu trong thể thao là căng cơ. Căng cơ thường gặp ở cổ, thắt lưng, tay và chân, đặc biệt là đối với người tập thể thao. Bài viết dưới dây chia sẻ về nguyên nhân và cách giảm căng cơ tại nhà.

I. Căng cơ là gì?

Căng cơ

Căng cơ

Căng cơ là tình trạng các cơ bắp bị kéo giãn quá mức, vượt quá ngưỡng chịu đựng. Một số trường hợp nặng có thể dẫn tới rách cơ. Tình trạng này khiến các cơ liên quan căng cứng, không có khả năng thư giãn. Người bệnh sẽ bị đau buốt, cử động khó khăn. Bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể cũng có thể bị căng cơ, phổ biến là ở cơ chân hoặc tay, thắt lưng, cổ và vai.

Thông thường, người bệnh sẽ bị căng cứng cơ bắp sau các hoạt động thể chất, tập luyện thể thao hay khi mang vác vật nặng sai tư thế. Những vùng cơ bị căng sẽ sưng lên, xuất hiện các vết bầm tím đi kèm, gây đau nhức cho người bệnh.

II. Nguyên nhân

 Tại sao bị căng cơ trong tập luyện thể thao?

Tại sao bị căng cơ trong tập luyện thể thao?

  • Căng thẳng

Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này. Tình trạng căng thẳng, lo âu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh. Điều này có thể dẫn tới tình trạng rối loạn quá trình não bộ truyền tín hiệu thần kinh tới cơ. Hệ thống thần kinh thường phản ứng với căng thẳng bằng cách tăng áp lực lên các mạch máu. Tình trạng này làm giảm lưu lượng máu tới cơ, rất dễ dẫn tới căng cơ.

  • Thể dục thể thao

Khởi động trước khi tập luyện và thi đấu là điều vô cùng quan trọng. Khâu chuẩn bị này sẽ giúp làm nóng cơ thể, hỗ trợ máu chảy nhiều hơn tới các cơ. Qua đó, cơ thể sẽ thích ứng với vận động tốt hơn, ngăn ngừa chấn thương hiệu quả khi thực hiện những động tác mạnh.

Tuy nhiên, một số người tập lại thường bỏ qua bước khởi động. Điều này làm gia tăng nguy cơ chấn thương thể thao. Ngoài ra, chế độ tập luyện thường xuyên, tần suất dày đặc với cường độ cao sẽ khiến cho các cơ luôn trong tình trạng quá tải. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng cơ bắp bị căng cứng.

Nhiều người thường nghĩ rằng chỉ có các hoạt động quá sức hoặc cường độ cao mới có thể dẫn tới căng cơ. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Vì chấn thương này có thể xảy ra ngay cả khi bạn đi bộ, trượt chân, chạy, nhảy, ném một vật, nâng vật nặng… với tư thế không đúng.

  • Chuyển động lặp đi lặp lại ở cùng một vị trí

Căng cơ có thể xuất hiện khi cơ bắp bị sử dụng quá mức, liên tục. Trường hợp này rất phổ biến ở vận động viên chạy bộ, chạy nước rút, thể dục dụng cụ… Tình trạng này sẽ làm giảm độ linh hoạt của các cơ, gây ra các cơn đau nhức dai dẳng trong thời gian dài.

Nguyên nhân là do các chuyển động lặp đi lặp lại tại một phần cơ thể sẽ làm mất cân bằng hệ thống cơ bắp, tạo áp lực lớn và liên tục lên các khớp và dây thần kinh. Lâu dài, tình trạng này có thể dẫn tới chấn thương tại những vùng thường xuyên hoạt động, gây đau nhức nghiêm trọng.

III. Triệu chứng

Các mức độ căng cơ

Các mức độ căng cơ

Người bị căng cơ thường có các triệu chứng như:

  • Vùng cơ tổn thương bị sưng tấy, bầm tím hay đỏ.
  • Đau ngay cả khi nghỉ ngơi, không vận động.
  • Đau nhói khi vận động các cơ tổn thương hoặc khớp liên quan tới cơ đó.
  • Yếu gân và cơ.
  • Hạn chế tầm vận động tại khu vực cơ bắp đang bị căng cứng.

Trong trường hợp nhẹ, dù cơ bị rách và thiếu linh hoạt, bạn vẫn có thể sử dụng các cơ này. Trong khi, người bệnh rách cơ nghiêm trọng sẽ bị đau đớn cùng cực, hạn chế hầu hết các cử động. Tình trạng căng cơ nhẹ tới trung bình nếu được chăm sóc tốt có thể tự khỏi sau một vài tuần. Các trường hợp nặng có thể phải mất nhiều tháng để cơ phục hồi.

IV. Điều trị

1. Biện pháp khắc phục tại nhà:

Phần lớn các trường hợp đều có thể tự chữa trị tại nhà. Nếu gặp chấn thương này sau tập luyện hay sau trị liệu, bạn có thể áp dụng biện pháp xử lý tổn thương này tại nhà bằng phương pháp R.I.C.E

 Phương pháp điều trị RICE trong chấn thương

Phương pháp điều trị RICE trong chấn thương

2.  Điều trị y tế:

  •  Sử dụng thuốc:

– Gel bôi giảm đau Inflapain Extra hoặc thuốc giảm đau NSAID

– Thuốc giãn cơ: Các loại thuốc này giúp cải thiện tình trạng co cứng cơ và co thắt cơ, giảm khó chịu, giảm đau tại các vùng cơ bị tổn thương, qua đó cải thiện khả năng vận động.

  •  Vật lý trị liệu

Bác sĩ có thể đề nghị bạn tập vật lý trị liệu để thư giãn, khôi phục chức năng của cơ, đặc biệt là trường hợp điều trị rách cơ sau phẫu thuật. Phương pháp này giúp giảm đau, tăng cường sức cơ và khối lượng cơ, cải thiện sức mạnh và phục hồi chức năng vận động cho người bệnh.

Người bệnh thường được hướng dẫn các bài tập kéo giãn, tăng cường sức cơ với cường độ phù hợp. Một số trường hợp có thể được chỉ định thực hiện các phương pháp như siêu âm trị liệu, nhiệt trị liệu, massage…

  •  Phẫu thuật

Bác sĩ thường chỉ định can thiệp phẫu thuật cho các trường hợp như:

– Rách cơ, gân.

– Rách mạch máu do căng cơ quá mức.

– Điều trị bảo tồn không hiệu quả.

Bác sĩ sẽ gây mê toàn thân cho người bệnh, sau đó tiến hành rạch một đường trên da và nối 2 đầu cơ, mạch máu với nhau. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể cần bó bột trong 3 – 4 tuần hoặc cho tới khi tổn thương lành hẳn. Sau đó, bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn các bài tập nhằm tăng cường sức cơ và khối lượng cơ, cải thiện sức mạnh và phục hồi chức năng vận động.

V. Cách phòng ngừa

Khởi động & giãn cơ là điều bắt buộc

Khởi động & giãn cơ là điều bắt buộc

Căng cơ là chấn thương thường gặp trong sinh hoạt, tập luyện và lao động. Tuy nhiên, bạn vẫn có một số biện pháp để ngăn ngừa rủi ro này như:

– Trước khi tập luyện hoặc làm việc nặng, bạn nên khởi động để làm ấm cơ thể, kéo giãn các cơ.

– Duy trì thói quen vận động cơ thể mỗi ngày để giúp tăng tính linh hoạt cho cơ.

– Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu, đặc biệt là dân văn phòng.

– Nếu cần nâng vác vật nặng, bạn nên thực hiện đúng tư thế.

– Tránh ngồi hoặc đứng sai tư thế.

– Chế độ ăn uống khoa học: Mỗi ngày, bạn nên đảm bảo cơ thể được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp cơ, gân, xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ tốt cho các hoạt động thường ngày.

– Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Bạn nên tránh vận động hoặc làm việc quá sức, thay vào đó là nên cân bằng giữa nghỉ ngơi và vận động. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa chấn thương hiệu quả, cơ thể cũng có thời gian hồi phục.

Khi gặp phải các chấn thương thể thao hãy nhanh chóng đến Vietlife Clinic với trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và máy móc hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.

Trong trường hợp bạn cần được tư vấn và đăng ký khám, hãy liên hệ ngay với Vietlife qua hotline (024) 73078999; Bộ phận CSKH  sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch khám và tư vấn cụ thể hơn về các dịch vụ tại Vietlife Clinic.

5/5 (1 Review)
Chan-trang-750x420

Chan-trang-750x420

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

  • Mua 3 hộp Inflapain tặng 1 Gel bôi Inflapain.
  • Mua COMBO 05 hộp được tặng 01 hộp.
Hỗ trợ trực tuyến