Thoái hóa cột sống xảy ra khi đĩa đệm, khớp và xương cột sống bị hao mòn theo thời gian, càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh càng cao. Về lâu dài bệnh gây áp lực lên tủy sống, dây thần kinh dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau.
Thoái hóa cột sống là gì?
Bệnh thoái hóa cột sống là tình trạng sụn khớp, địa đệm ở cột sống thắt lưng bị thoái hóa do già cỗi. Bệnh gây nên tình trạng đau đớn, cứng khớp tê bì gây suy giảm chức năng vận động ở người bệnh.
Thoái hóa chủ yếu xảy ra ở vùng cổ và thắt lưng do chịu nhiều áp lực từ hoạt động thường ngày. Không chỉ ảnh hưởng tới xương tới nó còn tác động tới sụn khớp, lớp màng bao hoạt dịch, lớp xương dưới sụn hoặc đĩa đệm.
Bệnh thường gặp ở người độ tuổi trên 50, trong đó nữ giới tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Tuy nhiên trong những năm gần đây tỷ lệ người trẻ bị thoái hóa cột sống tăng cao, chủ yếu là nhóm người làm nhân viên văn phòng, tài xế, công nhân bốc vác, thợ may,.. Đây là tình trạng sức khỏe đáng báo động trong cộng đồng và cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Thoái hóa cột sống khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt
Phân loại thoái hóa cột sống
Có 2 dạng thoái hóa thường gặp là thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa đốt sống lưng. Tùy thuộc vào vị trí bị thoái hóa mà triệu chứng bệnh có đặc điểm riêng:
Thoái hóa đốt sống thắt lưng
Thoái hóa đốt sống thắt lưng có biểu hiện triệu chứng qua 5 đốt sống từ C1-C5 trở xuống. Bản chất của bệnh là sự biến đổi hình thái thông qua sự thoái hóa ở các mỏm gai sau, đĩa đệm và thân đốt sống.
Có một số trường hợp không xuất hiện triệu chứng rõ ràng, ngược lại một số người lại có các dấu hiệu dấu hiệu thoái hóa trong một thời gian dài. Nó có thể xuất hiện đột ngột, tăng dần theo thời gian nên người bệnh cần chú ý quan sát các dấu hiệu như:
- Yếu tay chân
- Tay và chân khó phối hợp
- Xuất hiện cơn đau thắt cơ bắp
- Đau đầu
- Mất thăng bằng, đi lại khó khăn
- Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột
Thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ lại ảnh hưởng các đốt sống từ C1 – C7, đặc trưng của bệnh là những cơn đau cứng khớp kéo dài. Nếu không được chữa trị sớm tủy xương hoặc rễ thần kinh sẽ bị chèn ép nghiêm trọng dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.
Người mắc thoái hóa đốt sống cổ không có cảm nhận rõ ràng về các triệu chứng, chủ yếu là những bị đau hoặc cứng cổ với cường độ từ nhẹ đến nặng. Có những trường hợp phải nhìn lên, nhìn xuống hoặc giữ cổ ở ở một vị trí để cảm thấy dễ chịu hơn.
Một số biểu hiện khác mà người bệnh cần chú ý:
- Thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu
- Tiếng lục cục khi xoay cổ
- Đau vùng bả vai, cánh tay, sau lan xuống bàn tay, ngón tay
- Cảm thấy tê và nhói ở cánh tay, bàn tay, ngón tay
Trong trường hợp bệnh trở nặng người bệnh sẽ phải đối mặt với những triệu chứng nguy hiểm như đi đứng khó, chóng mặt, tiểu tiện mất kiểm soát.
Hai dạng thoái hóa thường gặp
Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống
Thoái hóa xảy ra do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, tuổi càng cao cấu trúc xương càng yếu nên nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Tuy nhiên còn rất nhiều yếu tố khác gây ra bệnh thoái hóa cột sống:
Chấn thương
Bệnh nhân đã từng bị thương ở vùng cột sống do tai nạn lao động, giao thông sẽ gặp di chứng liên quan tới chứng thoái hóa.
Giới tính
Tỷ lệ nữ giới mắc thoái hóa cột sống cao hơn so với nam vì họ trải qua quá trình sinh nở, thiếu hụt canxi khiến cho cột sống không còn dẻo dai, dễ bị đau nhức.
Cân nặng
Theo lý giải của nhiều chuyên gia, trọng lượng cơ thể tăng sẽ khiến cột sống phải chịu nhiều áp lực hơn từ đó dễ gây thoái hóa.
Tính chất công việc
Người thường xuyên mang vác vật nặng, nhân viên văn phòng ngồi lâu ở một tư thế sẽ gây áp lực đến cột sống, đặc biệt là vùng cổ và lưng. Đây là những tác nhân khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
Dinh dưỡng kém
Người bị thoái hóa cột sống không cung cấp đủ cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển xương như như canxi, vitamin,… có thể gây ra tình trạng loãng xương từ đó dẫn tới thoái hóa.
Di truyền
Trong gia đình từng có người mắc bệnh về cột sống thì nguy cơ mắc thoái hóa cột sống của các thành viên khác sẽ cao hơn so với người bình thường.
Thoái hóa cột sống khi nào nên đi khám
Khi bệnh mới khởi phát người bệnh sẽ gặp biểu hiện đau nhức, khó vận động gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên người bệnh lại lầm tưởng đây là biểu hiện nhất thời nên không để tâm.
Tuy nhiên nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, thoái hóa cột sống có thể tiến triển nặng và lan xa ra những cơ quan khác. Do đó người bệnh khi gặp các dấu hiệu bất thường ở vùng cột sống nên đi thăm khám càng sớm càng tốt, theo dõi tình trạng bệnh và tuân ngủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ để tình trạng bệnh sớm được cải thiện.
Các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng để:
- Kiểm tra khả năng vận động ở cổ, thắt lưng
- Kiểm tra phản xạ và sức mạnh cơ để xem dây thần kinh cột sống, tủy sống có đang chịu áp lực hay không
- Kiểm tra dáng đi để xem có sự bất thường trong quá trình di chuyển hay không
Ngoài ra người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm, chụp chiếu để xác định chẩn đoán:
- Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp tủy sống cản quang
- Kiểm tra chức năng thần kinh: Điện cơ và nghiên cứu dẫn truyền thần kinh
Biến chứng của thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt. Nếu không được điều trị thoái hóa đốt sống cổ sớm sẽ xảy ra biến chứng như:
- Gai cột sống
- Gù lưng
- Đau dây thần kinh tọa
- Biến dạng cột sống
- Bại liệt
- Thoát vị đĩa đệm
- Rối loạn tiền đình
Thoái hóa cột sống có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe
Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống
Tùy theo tình trạng sức khỏe của mà người bệnh sẽ được chỉ định cách trị thoái hóa đốt sống cổ phù hợp. Hiện nay có một số phương pháp được áp dụng bao gồm:
Dùng th uốc
Bệnh nhân có thể dùng phối kết các loại thuốc do bác sĩ kê đơn bao gồm:
- Th uốc giảm đau: Paracetamol, Tramadol, Efferalgan – codein, Opioid
- Th uốc chống viêm không chứa steroid dạng uống hoặc bôi: Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib, Etoricoxib
- Th uốc giãn cơ: Eperisone, Tolperisone
Nếu điều trị thoái hóa cột sống bằng th uốc uống, bôi không có hiệu quả thì bác sĩ có thể đề nghị tiêm th uốc giảm đau corticoid quanh khu vực cột sống.
Bổ sung dưỡng chất từ TPBVSK Vietlife Inflapain
Vietlife Inflapain Viên nang mềm và Gel bôi nằm trong dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống. Sản phẩm chủ yếu sử dụng các hoạt chất tự nhiên lành tính đi kèm công nghệ Nano để tác động lên các vùng bị tổn thương nhanh, hiệu quả. Giáo sư Nguyễn Đức Nghĩa đã nghiên cứu rất sâu về các hoạt chất tự nhiên để tác động lên hai yếu tố gồm gốc tự do và cơ chế viêm để tạo ra dòng sản phẩm này.
Giáo sư đã tìm ra nghệ và gừng là hai hoạt chất, hai dược chất tự nhiên có gốc polyphenol là gốc cực kỳ mạnh trong chống oxy hóa và chống viêm nhưng cũng rất an toàn vì chúng ta đều ăn hai loại gia vị này rất nhiều. Trong đó:
- Vietlife Inflapain Viên nang mềm còn có sự hỗ trợ của Chondroitin Sulfat và Glucosamin – hai chất giống như chất dinh dưỡng của sụn, giúp tế bào sụn tái tạo tốt hơn cũng như tăng độ nhờn của khớp. Đi kèm theo đó là công nghệ nano giải quyết được toàn bộ các vấn đề gốc rễ liên quan đến hạn chế của dược chất tự nhiên.
- Vietlife Inflapain Gel bôi có thành phần chính là Nano Curcumin và Tinh dầu khuynh diệp là một sản phẩm bôi ngoài da dành cho các trường hợp bị đau do thoái hóa.
- Vietlife Inflapain Extra: Một sản phẩm Gel bôi khác không bết dính, có tác dụng tạo lớp màng cơ học bảo vệ vết thương ngoài da, hỗ trợ giảm bầm tím, viêm, phù nề quanh khớp, phần mềm do chấn thương.
Bộ ba sản phẩm dành cho người bệnh thoái hóa cột sống
Có một đặc điểm là các khớp được nuôi bằng mạch máu nhưng từ mạch máu đến khớp rất hạn chế và khả năng cung cấp chất dinh dưỡng đến khớp thường sẽ kém hơn so với các cơ quan khác. Bộ đôi sản phẩm Inflapain có thể khắc phục hoàn toàn nhược điểm này khi các dược chất được bao bọc bằng hạt nano có thể dễ dàng thẩm thấu và đi thẳng đến khu vực bị tổn thương.
Vật lý trị liệu
Bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân nên tìm đến một số phương pháp điều trị thay thế không dùng thuốc để chữa thoái hoá cột sống kiểm soát tình hình bệnh. Trong đó vật lý trị liệu tại nhà hoặc tại các cơ sở y tế sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn:
- Xoa bóp: Bằng các thao tác bấm chặt, xoa, vuốt, nhào nặn, đấm vỗ cảm giác đau đớn, tê cứng sẽ thuyên giảm phần nào
- Chườm nóng, lạnh: Chườm nóng sẽ đưa khí nóng nóng vào xua tan hàn khí trong cơ thể còn chườm lạnh hỗ trợ giảm sưng đau tức thời
- Châm cứu: Sử dụng thủ thuật chèn kết hợp với châm (kim) để tác động vào huyệt trên cơ thể nhằm thư giãn cơ bắp, giảm chèn ép do thoái hóa cột sống gây ra
- Kích điện: Thiết bị tạo xung điện sẽ tác động vào khu vực bị tổn thương để giảm triệu chứng đau đớn
- Nắn chỉnh cột sống: Áp dụng cho những trường hợp cột sống đã bị tổn thương, tức là người đã có dấu hiệu bị cong. vẹo, gù cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm thể nhẹ. Các bác sĩ sẽ nắn chỉnh để hỗ trợ giảm đau, đưa cột sống về đúng vị trí
Phẫu thuật
Thuốc hoặc điều trị không dùng thuốc chỉ có tác dụng với bệnh thoái hóa cột sống thể nhẹ và trung bình. Đối với những trường hợp thoái hóa nặng không đáp ứng với bất cứ cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ nào, sẽ phải phẫu thuật. Đặc biệt là những trường hợp bị thoát vị đĩa đệm, rối loạn tiền đình, biến dạng cột sống.
Trong một số trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Đặc biệt là những bệnh nhân cột sống bị chèn ép tới mức tê liệt cần phẫu thuật sớm nhất để tránh hậu quả sức khỏe đáng tiếc.
Thoái hóa cột sống là bệnh lý mạn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn người bệnh phải chấp nhận sống chung với nó cả đời. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về thoái hóa cột sống hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.