CÁCH XỬ LÝ CHẤN THƯƠNG TRONG THỂ THAO BẠN CẦN BIẾT

Cho đến vài năm gần đây, cuộc sống ngày càng hiện đại thì mọi người bắt đầu tập trung vào lối sống lành mạnh, tập luyện thể thao,.. ngày càng trở thành xu hướng, đặc biệt là giới trẻ. Có rất nhiều cuộc đua như chạy bộ, bơi, bóng đá, đạp xe, leo núi,…. hay phối hợp nhiều môn thể thao đã và đang được diễn ra. Tuy nhiên, việc tập luyện thể thao quá mức, sai phương pháp, thiếu an toàn có thể dẫn đến các chấn thương ngoài ý muốn, đôi khi trở nên nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những vị trí, mức độ và xử lý chấn thương thể thao thường gặp trong quá trình tập luyện nhé!

I. Chấn thương thể thao là gì?

80% chấn thương thể thao là do thói quen tập luyện

        80% chấn thương thể thao là do thói quen tập luyện

Là các chấn thương xảy ra trong quá trình tập luyện, thi đấu thể thao, làm ảnh hưởng hoặc mất khả năng vận động của người tập luyện. Dựa vào thời gian xuất hiện, các chấn thương thể thao được chia thành hai nhóm: chấn thương cấp tính và chấn thương do quá tải/lạm dụng.

– Các chấn thương cấp tính như: Căng cơ, Bong gân, Dập cơ, Trật khớp, Gãy xương,..

– Các chấn thương do quá tải/lạm dụng như: Viêm gân, Viêm dây thần kinh, Dập rách sụn, Viêm túi hoạt dịch,…

Người ta nói rằng hơn 80% các chấn thương thể thao là do thói quen tập luyện không đúng cách và các bác sĩ lâm sàng y học thể thao nhấn mạnh rằng điều quan trọng nhất là nhận ra và điều chỉnh tầm quan trọng của các chương trình tập luyện đối với các chấn thương do lạm dụng. Để điều trị chấn thương thể thao, điều quan trọng là phải chọn phương pháp tập luyện và nghỉ ngơi phù hợp đồng thời duy trì thể lực, đồng thời thực hiện các phương pháp điều trị phục hồi chức năng toàn diện như chườm đá, điện trị liệu, xoa bóp mô mềm và dùng thuốc chống viêm không steroid.

II. Các vị trí chấn thương thể thao hay gặp

Các vị trí thường dễ bị chấn thương trong quá trình tập luyện thể thao: Đầu, Vai, Khuỷu tay, Cổ tay, Tay/Ngón tay, Bắp đùi, Đầu gối, Bắp chân, Cổ chân, Bàn chân,..

Các vị trí chấn thương thể thao thường gặp

Các vị trí chấn thương thể thao thường gặp

III. Các mức độ và cách xử lý chấn thương thể thao hay gặp 

1. Bong gân mắt cá chân

Bong gân mắt cá chân là hiện tượng các dây chằng hỗ trợ khớp bị giãn ra quá mức. Chấn thương này xảy ra khi người chơi bị té ngã và lật bàn chân vào trong, gây trật mắt cá ngoài.

  • Bong gân độ I: Đau và sưng mức độ nhẹ tại khớp, không mất vững khớp, có thể vận động khớp nhẹ nhàng.
  • Bong gân độ II: Đau và sưng mức độ vừa, bầm tím tại chỗ, đau nhiều và có thể mất vững nếu vận động khớp.
  • Bong gân độ III: Đau và sưng mức độ nặng, bầm tím lan rộng, khớp mất vững, dây chằng bị rách hoặc đứt hoàn toàn.

Chấn thương thể thao: Bong gân

  • Các dấu hiệu bong gân mắt cá chân gồm:

– Mắt cá bị bầm tím, viêm nhiễm, sưng tấy;

– Không có khả năng cử động một chi hoặc khớp;

– Khớp lỏng lẻo, không ổn định.

Bong gân có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng nếu không được chăm sóc tốt, nguy cơ tái phát rất cao.

  • Hướng xử trí ban đầu: áp dụng phương pháp RICE để sơ cứu: Nghỉ ngơi, Chườm đá, Băng ép giúp giảm sưng, Giữ cao vùng bị chấn thương.

2. Chuột rút

Đây là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho người bị thương không thể tiếp tục cử động được nữa. Mọi bắp thịt đều có khả năng bị chuột rút. Tuy nhiên, chuột rút thường xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng.

  • Hướng xử trí: Dừng vận động, Xoa bóp nhẹ nhàng và kéo giãn, làm mát da và uống nhiều nước.

3. Chấn thương háng

Chấn thương thể thao: chấn thương háng

Chấn thương háng

Đây là tình trạng 1 trong 5 nhóm cơ chạy dọc theo đùi trong bị rách hay đứt khi chơi các môn thể thao cường độ cao như bóng đá, bóng chuyền, tennis… Nếu bị chấn thương háng, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau dữ dội ở vùng háng, đùi, hông lan xuống đầu gối. Bạn cũng sẽ gặp khó khăn khi di chuyển và đi lại khập khiễng, khó có thể chạy nhảy hay vặn mình. 

  • Hướng xử trí ban đầu: Những gì bạn cần làm lúc này là băng ép, chườm đá vùng bị chấn thương, đồng thời nghỉ ngơi hợp lý. Việc trở lại tập luyện quá sớm có thể khiến chấn thương nặng thêm.

4. Chấn thương đầu gối

Chấn thương thể thao: chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối

Do có cấu tạo phức tạp và phải chịu tải trọng của cả cơ thể nên khớp gối thường bị chấn thương nhất. Các chấn thương đầu gối thường gặp trong thể dục thể thao là:

  • Chấn thương đứt dây chằng chéo trước (ACL): Dây chằng chéo trước nằm ở trung tâm của đầu gối, có chức năng điều khiển chuyển động quay và chuyển động về phía trước của xương cẳng chân. Chấn thương này xảy ra khi vận động viên tiếp đất sai kỹ thuật, đổi hướng di chuyển đột ngột, dừng lại nhanh chóng hoặc bị một cú va chạm trực tiếp vào đầu gối. Những người bị rách dây chằng chéo trước thường nghe thấy tiếng bật và sau đó cảm thấy đầu gối rất đau, sưng và không cử động được nữa.
  • Chấn thương dây chằng chéo sau (LCP): So với dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau lớn và mạnh hơn nên khi gặp phải một lực tác động mạnh khiến cơ thể khuỵu xuống và dồn toàn bộ lực lên đầu gối, bạn mới bị rách dây chằng chéo sau. Các triệu chứng thường thấy là đau dữ dội vùng gối, đầu gối sưng và khớp gối lỏng lẻo.
  • Chấn thương dây chằng chéo bên trong gối (MCL): Dây chằng chéo giữa nằm ở bên trong đầu gối, kết nối xương cẳng chân trên (xương đùi) với xương chày. Dây chằng chéo giữa bị rách trong trường hợp khớp gối bị đẩy sang một bên khi thực hiện một động tác sai hoặc chịu lực tác động mạnh trực tiếp vào đầu gối. Các triệu chứng thường thấy là đầu gối bị đau, sưng và khớp lỏng lẻo.
  • Chấn thương xương bánh chè (Hội chứng Patellofemoral): xảy ra khi xương bánh chè không di chuyển một cách trơn tru, làm tổn thương mô dưới xương bánh chè. Vận động viên chạy bộ, bóng chuyền và bóng rổ là đối tượng có nguy cơ cao gặp phải chấn thương này.
  • Hướng xử trí ban đầu: Nghỉ ngơi, Chườm lạnh trong vòng 24h để giảm đau và sưng, kê cao chân để giảm đau khi ngồi & nằm, có thể sử dụng thuốc/gel bôi giảm đau.

5. Chấn thương vai

Sai khớp vai, viêm hoặc rách vòng bít quay, viêm gân chóp xoay, vai đông cứng, tổn thương sụn viền khớp vai là những chấn thương vai thường gặp khi chơi thể thao. Triệu chứng thường gặp gồm: đau, sưng, cứng vùng vai; không thể cử động vai và cánh tay bình thường; khớp vai biến dạng.

Hướng xử trí ban đầu:

  • Đối với trường hợp nhẹ: Chườm đá, vật lý trị liệu, có thể sử dụng thuốc giảm đau dạng uống hoặc bôi trực tiếp lên vị trí tổn thương.
  • Đối với trường hợp nặng: cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị cụ thể.

6. Gãy xương

Gãy xương trong thể thao là tình trạng xương bị gãy do lực tác động mạnh từ bên ngoài. Xương có thể gãy theo chiều dọc, chiều ngang, ở nhiều vị trí hoặc gãy thành nhiều mảnh. Dấu hiệu gãy xương gồm: âm thanh lạo xạo dưới da khi chấn thương xảy ra, đồng thời vị trí xương gãy bị bầm tím, sưng đỏ, biến dạng. Bạn cũng không thể vận động linh hoạt tại nơi bị gãy.

7. Viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân là tình trạng viêm cơ bàn chân – dây chằng nối gót chân với mặt trước của bàn chân, hỗ trợ vòm bàn chân. Triệu chứng thường gặp có thể là cơn đau nhói vào buổi sáng khi rời khỏi giường, hoặc sau khi hoạt động. Các giải pháp hồi phục viêm cân gan chân gồm: nghỉ ngơi, chườm đá, dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và các bài tập giãn cơ đặc biệt.

Hướng xử trí ban đầu: Áp dụng phương pháp RICE để sơ cứu: nghỉ ngơi, chườm lạnh để giảm sưng đau (nên chườm từ khi gân gót chân bị viêm) từ 15-20 phút, có thể bó ép vừa giảm sưng vừa phục hồi, nâng cao.

8. Viêm gân Achilles (A-sin)

Chấn thương thể thao: viêm gân Achilles

Viêm gân Achilles (A-sin)

Viêm a-sin (gân gót) là tình trạng viêm gân gót chân gây đau, sưng và cứng. Cơn đau trở nên tồi tệ hơn sau khi vận động, có thể dẫn đến tình trạng rách hoặc đứt gân gót. Trong một số trường hợp, các gai xương có thể phát triển bên trong gót chân.

Hướng xử trí ban đầu: Nghỉ ngơi, Chườm đá khoảng 15-20 phút, giảm đau bằng dạng uống hoặc bôi, luyện tập các bài tập phục hồi.

Trên đây là những thông tin, định nghĩa bạn cần biết về những chấn thương thể thao, thể dục thường gặp nhất. Khi gặp các dấu hiệu tổn thương này khi chơi thể thao, hãy nhanh chóng đến Vietlife Clinic với trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.

Trong trường hợp bạn cần được tư vấn và đăng ký khám, hãy liên hệ ngay với Vietlife qua hotline (024) 73078999; Bộ phận CSKH  sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch khám và tư vấn cụ thể hơn về các dịch vụ tại Vietlife Clinic.

5/5 (1 Review)
Có thể bạn quan tâm: , , , , , , , , ,
Chan-trang-750x420

Chan-trang-750x420

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

  • Mua 3 hộp Inflapain tặng 1 Gel bôi Inflapain.
  • Mua COMBO 05 hộp được tặng 01 hộp.
Hỗ trợ trực tuyến